top of page
  • Facebook
  • insta
  • YouTube
  • TikTok
  • Pinterest

Tại sao nước mắt có vị mặn? | Khám phá

tai sao nuoc mat lai man
Cùng Maimono khám phá "Tại sao nước mắt lại mặn?" nhé

Nước mặt có vị mặn có phải vì chúng ta quên cho đường không? Đương nhiên là không phải rồi, nếu như bạn từng mến thử vị của nước mắt thì bạn sẽ cảm thấy có vị hơi hơi mặn phải không nào. Cùng Maimono tìm hiểu tại sao nước mắt lại có vị mặn và có phải tất cả mọi loại nước mặt đều có vị mặn không nhé.

 

Mục lục:

 

1. Tại sao nước mắt lại có vị mặn?

Bởi vì, mỗi ngày chúng ta đều nạp muối vào trong cơ thể thông qua đồ ăn và nước uống, mà muối có cấu tạo từ Natri Clorua là hợp chất cần thiết cho các chức năng khác nhau của cơ thể:

  • Natri giúp xúc tác dẫn truyền các xung thần kinh và giúp tạo thành điện giúp các cơ co lại và não chúng ta suy nghĩ.

  • Còn Clorua là một phần thiết yếu của Axit dạ dày của chúng ta.

Khi cơ thể chúng ta tích tụ đủ lượng muối cần thiết thì lượng muối còn dư lại sẽ nằm trong chất lỏng của cơ thể như máu, mồ hồi, nước bọt và cả nước mắt với hàm lượng chỉ dưới 1%, hoặc khoảng hai thìa cà phê muối trên mỗi lít.

Phần muối còn dư lại cần được “thải” ra khỏi cơ thể. Thận sẽ giúp đào thải lượng muối này khi chúng ta đi vệ sinh. Ngoài ra, khi đổ mồ hôi hoặc rơi nước mắt thì lượng muối có trong các chất lỏng này cũng theo đó mà được mang ra ngoài và khi chúng ra nếm phải chúng ta sẽ cảm thấy chúng có vị mặn do lượng muối trong cơ thể đã thấm vào đó từ trước.

Theo nghiên cứu, bình thường có khoảng 220g muối nằm trong chất lỏng cơ thể của chúng ta bao gồm máu, mồ hôi và nước mắt. Người ta tin rằng muối trong nước mắt sé giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, do đó ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, lượng muối này còn tạo thành được điện để giúp cơ co lại và giúp não của chúng ta suy nghĩ.


2. Chúng ta có 3 loại nước mắt với độ mặn khác nhau

Độ mặn của nước mắt có thể thay đổi tùy thuộc vào loại nước mắt của chúng ta tiết ra.

Tuyến lệ của mắt tạo ra ba loại nước mắt khác nhau, gồm có: Nước mắt nền, nước mặt phản xạ và nước mắt cảm xúc.

  1. Nước mắt nền: Giữ cho mắt ướt và ngăn vi trùng gây bệnh lây nhiễm thông qua đường mắt và lúc nào trên mắt của chúng ta cũng có một lượng nước mắt nền vừa đủ, bao quanh mắt như một lớp phim mỏng ôm lấy mắt của chúng ta.

  2. Nước mắt phản xạ: Được tạo ra khi mắt của chúng ta cần rửa sạch thứ gì đó có hại xâm nhập vào, chẳng hạn như khói bụi, hạt cát,…

  3. Nước mắt cảm xúc: Xuất hiện để giúp bạn giải tỏa cảm xúc như vui, buồn, bất ngờ,…


3. Độ mặn của nước mắt

Nước mắt nền và nước mắt phản xạ có nhiều muối hơn nước mắt cảm xúc.

Bởi vì, chúng cần chưa hàm lượng muối cao để sát khuẩn và giữ cho đôi mắt khỏe mạnh, còn nước mắt cảm xúc còn chứa nhiều thứ khác nên sẽ giảm bớt bị mặt, bao gồm một loại hormone hoạt động giống như một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Đó là lý do vì sao chúng ta thường cảm thấy dễ chịu hơn sau khi khóc.


4. Tổng kết:

Nước mắt của chúng ta có vị mặn là do phần muối trong cơ thể chúng ta thấm vào các chất lỏng như máu, nước mắt, mô hồi,… và khi chúng nước mắt thoát ra ngoài mang theo một lượng muối làm chúng ta cảm thấy vị mặn khi nếm phải.


Cảm ơn các bạn đã xem đến đây, mong rằng các thông tin trên hữu ích với bạn. Chúc bạn một ngày tốt lành ^^



Bài đăng liên quan

Xem tất cả
logo maimono_edited.jpg
  • Cùng bạn giải đáp thắc mắc thường ngày theo cách đơn giản nhất. 

  • Chia sẻ các câu chuyện bí ẩn và khoảnh khắc "ngáo ngơ" thường nhật. 

Maimono luôn cố gắng mang đến bạn những điều tích cực nhiều hơn nữa!

HỘP THƯ GÓP Ý KÍN

Góp ý của bạn không hiển thị công khai nhưng mình luôn nhận được nhé ^^

Cảm ơn góp ý xây dựng kênh tuyệt vời của bạn

  • Facebook
  • YouTube
  • Instagram
  • TikTok
  • Pinterest
bottom of page