top of page
  • Facebook
  • insta
  • YouTube
  • TikTok
  • Pinterest

Tại sao con người sợ bóng tối? | Khám phá

Khi màn đêm buông xuống, những "thế lực" bí ẩn lên ngôi, những mối đe dọa cảm giác như có thể vồ lấy chúng ta bất kỳ lúc nào và còn vô vàng những điều bí ẩn khác nữa. Liệu đây có phải là điều khiến chúng ta e sợ bóng tối?

Cùng Maimono tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. Nào bắt đầu thôi!

 

Mục lục:

 

I. Nguyên nhân khiến chúng ta sợ bóng tối

1. Do di truyền trong quá trình tiến hóa

Một số chuyên gia nói rằng con người đã phát triển nỗi sợ hãi này do quá trình tiến hóa trong thời tiền sử. Khi tổ tiên chúng ta chưa phát minh ra lửa và trong gian đoạn tiến hóa từ vượn người trở thành người, tổ tiên chúng ta đã di cư từ các khu rừng đến sinh sống tại các đồng cỏ - nơi ít chỗ trú

ẩn và dễ bị rình rập bởi các động vật săn mồi. Khi ấy, con người có nguy cơ bị tấn công cao bởi những kẻ săn mồi hoặc kẻ thù khi ở trong bóng tối.

Nỗi sợ bóng tối được hình thành do tổ tiên của loài người sợ bị ăn thịt bởi các loài động vật ăn thịt sống về đêm. Vào các đêm khuya, những kẻ săn mồi hung tợn như hổ, báo, cáo, chồn,… luôn rình rập xung quanh chúng ta. Chúng sở hữu đôi mắt sáng và nhìn thấu cả màn đêm, trong khi con người lại bị hạn chế tầm nhìn khi về đêm, từ đó khiến con người cảm thấy bất an và sợ hãi trước bóng tối.


2. Do hạn chế tầm nhìn trong màn đêm

Mặc dù, trải qua nhiều quá trình tiến hóa và khi con người đã được bảo vệ khỏi các loại động vật săn mồi trong màn đêm thì nỗi sợ bóng tối vẫn còn và có xu hướng phát triển khác hơn trước đây.

Khi chúng ta không thể nhìn thấy chính xác sự vật trong màn đêm, chúng tạo ra sự lo lắng, khiến chúng ta tưởng tượng ra rất nhiều kết quả tồi tệ có thể xảy đến với chúng ta.

Ví dụ như: Chúng ta cảm thấy có ai đó đang nấp sau cách cửa phòng trong màn đêm, hoặc có điều gì đó đang di chuyển trong màn đêm, hoặc chúng ta cảm thấy có ai đó ở phía sau lưng quan sát,….

Những suy nghĩ lo lắng này khiến tâm trí chúng ta chìm vào trong nỗi lo lắng và cảm thấy không an toàn khi màn đêm buông xuống.


3. Nỗi sợ bóng tối được hình thành từ các ký ức sợ hãi khi còn bé:

Bên cạnh hai lý do trên khiến chúng ta dễ hình thành nỗi sợ bóng tối thì nếu chúng ta quan sát thấy hoặc nghe thấy điều làm người khác sợ hãi như khi xem một bộ phim kinh dị, đọc mẫu truyện ma, nghe các lời đồn bí ấn,… Chúng ta rất dễ chấp nhận điều đó là đáng sợ và bộ não của chúng ta sẽ bám vào nó và bắt đầu mô phỏng những ký ức kinh dị ấy khi màn đêm buông xuống vào lúc chúng ta không thể nhìn rõ được mọi thứ.

Ngoài ta, theo nghiên cứu của bác sĩ thần kinh và tâm lý học người Áo Sigmund Freud cho rằng: Chứng sợ hãi bóng tối của con người có liên quan đến việc sợ bị chia cách với mẹ hoặc lo lắng khi mẹ vắng mặt lúc bé và cảm giác mong mỏi chờ đợi trong bóng tối dần trở thành nổi sợ bóng tối về sau này.


II. Cách để cải thiện nỗi sợ bóng tối:

Nếu bạn gặp phải lo lắng khi ở trong bóng tối thì bạn có thể tham khảo thử cách cải thiện nỗi sợ do các nhà tâm lý học đề xuất nhé. Sau nhiều thử nghiệm thì một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất để cải thiện nỗi sợ nói chung và sợ bóng tối nói riêng thường được áp dụng đó là: Liệu pháp phơi nhiễm.

Chúng ta có thể áp dụng bằng cách để bản thân từ từ tiếp xúc với những gì bạn sợ với liều lượng nhỏ - như tắt đèn trong năm giây trong phòng và lặp lại thường xuyên cho đến khi bạn không còn phản ứng sợ, tim không đập quá nhanh, đổ nhiều mô hồi hay quá căng thẳng nữa. Sau đó, bạn có thể tắt đèn lâu hơn và lặp lại cho đến khi nỗi ám ảnh không còn khiến bạn lo lắng nữa.

Nếu bạn mắc chứng sợ hãi bóng tối mà chúng ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày thì nên đến bác sỹ tâm lý học để cải thiện tình hình nhé.


III. Tổng kết:

Nỗi sợ bóng tối được hình thành ở trong chúng ta với 3 lý do chính:

  1. Do di truyền trong quá trình chúng ta tiến hóa.

  2. Do chúng ta bị hạn chế tầm nhìn trong bóng tối.

  3. Do các ký ức sợ hãi hoặc trải niệm lo lắng khi còn bé được tái hiện trong tâm trí trong màn đêm.

Cách để chúng ta có thể cải thiện nỗi sợ đó là để bản thân tiếp xúc với nổi sợ một cách từ từ và từ ít đến nhiều và nếu nỗi sợ này ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày hay đến gặp bác sĩ để được tư vấn nhé.

Cảm ơn các bạn đã xem đến đây, hãy để lại góp ý và chủ đề bạn muốn chúng mình làm ở phần bình luận phía dưới hoặc thông qua email của Maimono nhé!

Để xem thêm nhiều nội dung hữu ích, bạn hãy đăng ký email tại website hoặc ghé thăm các nền tảng mạng xã hội khác của chúng mình nhé. Chúc các bạn một ngày tốt lành ^^


Nguồn tham khảo chính

  1. Hình thành cảm xúc từ mô hình động vật đến hành vi của con người: https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0896627305008238

  2. Nỗi sợ ở trẻ: https://acamh.onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1111/j.1469-7610.1976.tb00375.x

Bài đăng liên quan

Xem tất cả
logo maimono_edited.jpg
  • Cùng bạn giải đáp thắc mắc thường ngày theo cách đơn giản nhất. 

  • Chia sẻ các câu chuyện bí ẩn và khoảnh khắc "ngáo ngơ" thường nhật. 

Maimono luôn cố gắng mang đến bạn những điều tích cực nhiều hơn nữa!

HỘP THƯ GÓP Ý KÍN

Góp ý của bạn không hiển thị công khai nhưng mình luôn nhận được nhé ^^

Cảm ơn góp ý xây dựng kênh tuyệt vời của bạn

  • Facebook
  • YouTube
  • Instagram
  • TikTok
  • Pinterest
bottom of page