top of page
  • Facebook
  • insta
  • YouTube
  • TikTok
  • Pinterest

Máu của chúng ta được tạo ra từ đâu?

mau duoc tao ra tu dau
Tại sao xương tạo ra máu mà không phải là các bộ phận khác?

Chào các bạn đến với Maimono. Chắc hẳn chúng ta đều biết rằng mỗi ngày trôi qua, cơ thể chúng ta đều tạo ra khoảng 500 tỷ tế bào máu mỗi ngày, có hàng nghìn tỷ tế bào máu đang di chuyển trong mạch máu của ta mỗi giây. Mỗi tế bào máu ấy đều được tạo ra từ sâu bên trong xương của bạn!

 

PHỤ LỤC:

 

Xương, tuy có vẻ cứng rắn, nhưng thực chất lại có khá nhiều lỗ rỗng và đa số các xương lớn trong cơ thể chúng ta đều có lõi rỗng chứa tủy xương. Tủy sống gồm tủy đỏ và tủy vàng, trong đó, chỉ riêng tủy đỏ mới có chức năng tạo ra các tế bào gốc tạo máu và cũng là chức năng quan trọng nhất để vận hành cơ thể sống.

cấu tạo bên trong của xương
Cấu tạo xương gồm tủy đỏ và tủy vàng (Tủy đỏ thường nằm ở nằm chủ yếu ở đầu xương dài và một số xương dẹt)

Tủy sống được bảo vệ trong xương và chúng hoạt động rất nhiều để giúp cơ thể có thể sống được. Ngoài việc lưu trữ chất béo và đảm bảo xương của bạn luôn khỏe mạnh. Nó còn chịu trách nhiệm bơm ra hàng trăm tỷ tế bào máu liên tục mỗi ngày.


Tuy nhiên, làm thế nào chúng ta có thể biết được các tế bào máu chỉ được tạo ra từ tủy xương mà không phải là bất kỳ cơ quan nào khác cơ chứ?

Vì xương thường được chúng ta nhắc đến như là bộ phận giúp chống đỡ cơ thể chứ không phải phải để sản xuất máu. Và ở các loại động vật khác như: Ở loài cá, các tế bào máu được tạo ra trong thận của chúng hay với loại ếch thì quá trình sản xuất máu lại bắt đầu tạo ra từ gan, sau đó di chuyển đến thận khi chúng lớn lên và cuối cùng các tế bào tạo máu này mới di chuyển đến xương của các chú ếch.

Mặc khác, các tế bào máu lại lưu động khắp trong cơ thể nên thật khó để xác định các tế bào tạo máu thực sự bắt nguồn từ đâu? Và Tại sao lại bắt nguồn từ tủy sống mà không phải các tế bào khác trong cơ thế đúng không nào?!


Chà….... Hiện tại, các nhà khoa học chưa lý giải được hết tại sao ở các động vật khác nhau, máu lại được tạo ra từ những bộ phận khác nhau. Nhưng họ đã xác định được các tế bào tạo máu ở người được tạo ra từ tủy sống trong xương nhờ 2 điểm chính như sau:


Thứ nhất, Các tế bào tạo máu được bảo vệ để tránh khỏi các tổn thương từ ánh nắng mặt trời.

Các tế bào tạo máu có công dụng sản sinh ra mọi loại tế bào máu nhưng không thể tự đổi mới để tự bảo vệ mình.

Chính vì thế, khi các tổn thương xảy đến với các tế bào tạo máu này có thể gây ra đột biến trong bộ gen và tổn thương hoặc dẫn đến các vấn đề liên quan đến chức năng trong các tế bào máu.

Một trong những yếu tố gây ra đột biến ở tế bào tạo máu, đó chính là ánh sáng mặt trời! Nhưng may mắn thay, trong cơ thể chúng ta có 1 bộ phận thích hợp để giúp bảo vệ cơ quan tạo ra tế bào tạo máu và hạn chế các đột biến, đó chính là xương!

Vào cuối những năm 1970, các nhà khoa học xem đây là cơ sở đầu tiên cho việc tủy sống là nơi sản xuất máu: Bởi vì không gian bên trong xương của chúng ta có nhiều khoảng tối là nơi thích hợp để bảo vệ nơi cư trú các tế bào tạo máu.

bên trong xương
Không gian bên trong xương có nhiều khoảng tối giúp bảo vệ các tế bào tạo máu (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm)

Hiện nay, sau 40 năm, các nhà khoa học đã tìm ra manh mối có giá trị để khẳng định tủy sống là nơi sản xuất máu, tủy sống được xem là: “Những chiếc dù” bảo vệ các tế bào tạo máu khỏi tia cực tím có hại trong ánh sáng mặt trời. Trong bài báo Nature năm 2018, các nhà nghiên cứu đã công bố bằng chứng cho thấy các tế bào tạo máu của cá cũng có tác dụng chống nắng!

Nguồn cảm hứng cho nghiên cứu này đến tình cờ từ một quan sát ở cá ngựa vằn trong phòng thí nghiệm.

Các nghiên cứu gia kiểm tra trên cá ngựa vằn thì họ phát hiện ra những có tế bào hắc tố tạo ra một lớp mờ đục che phủ thận của chúng giống như một chiếc ô vậy. Đồng thời, thận cũng là nơi sản sinh ra các tế bào tạo máu ở cá.

sự khác nhau giữa tế bào tạo máu được che phủ và không che phủ
(Hình trái): Số lượng các tế bào tạo máu được bảo vệ an toàn dưới lớp màng của các tế bào hắc tố. (Hình phải) Khi không có lớp màng che phủ của tế bào hắc tố, các tế bào tạo máu tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời sẽ giảm số lượng nhiều.

Những chiếc ô được tạo từ tế bào hắc tố này cũng được tìm thấy ở một số loài cá khác, từ cá da trơn, cá phổi đến cá đèn,…Đồng thời, hiện tượng này cũng xảy ra tương tự ở bất cứ bộ phận nào có chức năng tạo máu ở các loài động vật khác.

Hơn thế nữa, trong nghiên cứu cho thấy những con cá ngựa vằn bình thường khi tiếp xúc nhiều với tia nắng mặt trời sẽ bị mất tế bào tạo máu và gây đột biến gen. Điều này khẳng định rằng chiếc ô tạo từ các tế bào hắc tố có tác dụng che chắn bộ phận tạo máu khỏi các UV nguy hại. Vậy nên bộ phận nào trong cơ thể có nhiều mảng hắc tố che phủ sẽ là bộ phận sản xuất ra các tế bào tạo máu.


Thứ 2: Do quá trình di cư vào đất liền sinh sống:

Cũng trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng quá trình sản xuất máu được chuyển vào xương là do động vật có xương sống di cư vào đất liền.

Khi ở dưới nước tia sáng mặt trời bị nước tán xạ, vì vậy ánh sáng khuếch tán nhiều hơn khi ở dưới nước. Nhưng khi ở trên cạn, ánh sáng chiếu trực tiếp hơn, vì vậy động vật sẽ dễ bị tổn thương bởi tia UV hơn.

Các nhà nghiên cứu đã quan sát ở loài ếch và nhận thấy được rằng: Khi nòng nọc mọc chân, các tế bào tạo máu từ thận được bao phủ bởi tế bào hắc tố dần đến di chuyển tủy xương. Giai đoạn phát triển này của ếch, giúp bảo vệ tế bào gốc trong máu của ếch được bảo vệ khỏi tia UV.

các tế bào tạo máu ở ếch
Các tế bào tạo máu ở ếch di chuyển từ thận vào xương và vẫn được che phủ bởi các tế bào hắc tố khi chúng trưởng thành

Điều này cũng xảy ra tương tự với các động vật khác khi di chuyển lên đất liền sinh sống, quá trình sản xuất máu sẽ di chuyển vào tủy xương của chúng để tế bào tạo máu được sinh ra ở tủy sẽ được bảo vệ trong xương để tránh khỏi các tác nhân gây hại như ánh sáng mặt trời!


KẾT LUẬN

Các tế bào gốc tạo máu trong cơ thể chúng ta cũng tương tự như vậy, để tránh khỏi các tổn thương và đột biến do bức xạ mặt trời gây ra khi ở trên đất liền, các tế bào tạo máu ở người cũng được che phủ bởi các tế bào hắc tố và di chuyển vào tủy trú ẩn trong xương nơi có nhiều khoảng tối nhất để chúng luôn được "bảo vệ" an toàn. Dựa vào các yếu tố này, các nhà khoa học đã xác định được: Tủy xương chính là nơi tạo ra máu ở người ngày nay.


Cảm ơn các bạn đã xem bài viết này. Bạn hãy cho mình biết cảm nghĩ của bạn và những nội dung bạn muốn mình thực hiện ở phần bình luận phía dưới nhé. Hẹn gặp các bạn ở các blog tiếp theo. Chúc bạn một ngày tốt lành. ^^



Nguồn tham khảo chính

Bài báo của tờ Nature dẫn chứng về việc máu được tạo ra bắt nguồn từ tủy xương của nhóm tác giả Friedrich G. Kapp, Julie R. Perlin, Elliott J. Hagedorn, John M. Gansner, Daniel E. Schwarz, Lauren A. O’Connell, Nicholas S. Johnson, Chris Amemiya, David E. Fisher, Ute Wölfle, Eirini Trompouki, Charlotte M. Niemeyer, Wolfgang Driever & Leonard I. Zon: https://www.nature.com/articles/s41586-018-0213-0


Tế bào hắc tố bảo vệ tế bào gốc tạo máu khỏi tác hại của ánh sáng mặt trời của tác giả Leonard I. Zon: https://www.hhmi.org/news/fish-umbrella-protects-stem-cells-sun


Bài đăng liên quan

Xem tất cả
logo maimono_edited.jpg
  • Cùng bạn giải đáp thắc mắc thường ngày theo cách đơn giản nhất. 

  • Chia sẻ các câu chuyện bí ẩn và khoảnh khắc "ngáo ngơ" thường nhật. 

Maimono luôn cố gắng mang đến bạn những điều tích cực nhiều hơn nữa!

HỘP THƯ GÓP Ý KÍN

Góp ý của bạn không hiển thị công khai nhưng mình luôn nhận được nhé ^^

Cảm ơn góp ý xây dựng kênh tuyệt vời của bạn

  • Facebook
  • YouTube
  • Instagram
  • TikTok
  • Pinterest
bottom of page